I. Vị trí chiến lược:
Thành phố Vinh là đô thị lớn nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh, có tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông. Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên. Vinh cách thủ đô Hà Nội hơn 300 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Nam. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình 24°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4°C. Tổng diện tích tự nhiên là 104,97 km2, dân số là 306.000 người; trong đó khu vực nội thành gồm 16 phường và 9 xã ngoại thành.
Thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm tổng hợp của tỉnh Nghệ An, trung tâm kinh tế, văn hóa vùng, đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các vấn đề trọng điểm về kinh tế của Nghệ An và vùng Bắc trung bộ. Thành phố Vinh nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế. Với vị trí đó, thành phố Vinh - Nghệ An đóng vai trò quan trọng trọng giao lưu: kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực. Vinh là thành phố của quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. Cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ:
Vinh nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, thành phố Vinh nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận chuyển trong nước từ Bắc vào Nam và ngược lại. Đồng thời rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa trong khu vực và quốc tế. Từ Vinh có thể trao đổi hàng hoá với nước bạn Lào qua cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thuỷ của Nghệ An hoặc cửa khẩu Cầu treo của tỉnh Hà Tĩnh, hoặc thông qua đường biển qua cảng Cửa Lò với các nước khác.
Sân bay Vinh có khả năng tiếp nhận loại máy bay hạng trung A320 - A321, hiện có các tuyến bay nội địa: Vinh - Buôn Mê Thuật - TP Hồ Chí Minh, Vinh - TP Hà Nội. Trong tương lai không xa sẽ mở thêm các tuyến bay quốc tế đi Lào, Thái Lan, Trung Quốc.
Cảng Cửa Lò là cảng biển loại 1, nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải quốc tế, là đầu mối giao thông vận tải của khu vực Bắc Trung bộ, trung chuyển hàng hoá đi các nước Lào và các tỉnh phía Bắc Thái Lan. Từ cảng Cửa Lò hiện có các tuyến đường biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Âu, Tây Âu, Châu Mỹ,... và ngược lại. Công suất thiết kế cảng với quy mô 2 - 2,5 triệu tấn/năm, hiện đang xây dựng cảng nước sâu Cửa Lò có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 - 50.000 DWT.
Hệ thống giao thông đô thị và giao thông đối ngoại không ngừng được mở rộng và xây mới như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 46 tránh Vinh, đường ven sông Lam, đường quy hoạch 72 m Vinh - Cửa Lò,… không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi bộ mặt và vóc dáng đô thị.
Hệ thống giao thông đô thị và giao thông đối ngoại không ngừng được mở rộng và xây mới như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 46 tránh Vinh, đường ven sông Lam, đường quy hoạch 72 m Vinh - Cửa Lò,… không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi bộ mặt và vóc dáng đô thị.
Mạng lưới Bưu chính viễn thông hiện đại với đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế.
Hoạt động thương mại ngày càng phát triển: Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị (Intimex, Maximax, CK Palaza, Big C Vinh, Metro), chợ có quy mô lớn như chợ Vinh, chợ Ga Vinh và các chợ khu vực, có thể đáp ứng tốt nhu cầu cho người dân bản địa và khách tham quan du lịch, giao dịch tại thành phố.
Hệ thống cấp điện, nước: Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố được đảm bảo cung cấp từ điện nước quốc gia. Nhà máy nước Vinh có công suất khoảng 80.600 m3/ngày đêm cung cấp nước sạch cho TP Vinh và các vùng phụ cận, dự kiến đến năm 2020 đạt 150.000 m3.
Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,... trên địa bàn thành phố phát triển mạnh. Hiện có 49 chi nhánh ngân hàng hoạt động, đáp ứng được nhu cầu đời sống, sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao. Trên địa bàn thành phố hiện có trên 20 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, cùng nhiều trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, trạm y tế, các bệnh viện ngành trên địa bàn: bệnh viện giao thông, bệnh viện quân đội, trong đó có 1 bệnh viện vùng với quy mô 700 giường.
III. Tiềm năng du lịch:
III. Tiềm năng du lịch:
Vinh là một trong 5 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Nghệ An (du lịch thành phố Vinh, du lịch biển Cửa Lò, du lịch Nam Đàn, du lịch rừng Vườn quốc gia Pù Mát và du lịch sinh thái văn hóa Quỳ Châu – Quế Phong); là một điểm nhấn trong bản đồ du lịch Quốc gia với mạng lưới các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ sang trọng được bố trí rộng khắp thành phố.
Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh.... Vinh là trung tâm phân phối khách du lịch trong cả nước và khu vực với các tua du lịch bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không nối liền các khu du lịch hấp dẫn như: khu du lịch bãi biển Cửa Lò, vườn Quốc gia Pù Mát, Thác Sao Va, khu du lịch bãi Lữ, khu du lịch Xuân Thành, khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Sơn Kim,…và đến các điểm du lịch nước ngoài: các tỉnh Đông bắc Thái Lan, Lào, Đảo Hải Nam Trung Quốc…
IV. Nguồn nhân lực dồi dào:
Thành phố Vinh có dân số 306.000 người, chiếm 9,75 % dân số trong tỉnh, trong đó lực lượng lao động chiếm hơm 50 % dân số. Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 45%. Với nguồn lao động trẻ, dồi dào, có tay nghề chuyên môn kỹ thuật, có tính sáng tạo, kỷ luật lao động, tác phong và văn minh công nghiệp… tạo nên lợi thế thu hút các nhà đầu tư vào thành phố Vinh.
Thành phố có 05 trường đại học, 07 trường cao đẳng, và các trường trung cấp nghề thu hút trên 55.000 sinh viên, đào tạo trên hầu hết các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, quản trị kinh doanh, y tế, ngoại ngữ,...
V. Nền kinh tế phát triển năng động
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ, đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh và vùng Bắc Trung bộ, với mức tăng trưởng kinh tế đạt cao và khá ổn định. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 16%; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 38,1 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: công nghiệp đạt 41,09%, dịch vụ 57,52%, nông nghiệp 1,61%. Đến nay, thành phố đã có 01 khu công nghiệp và 04 cụm công nghiệp đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư lấp đầy 100% diện tích đất cho thuê, 03 cụm CN đang thực hiện quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Ngoài ra, thành phố hiện có 6 làng nghề truyền thống (sản xuất chiếu cói và các làng nghề trồng hoa, cây cảnh). Hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính - viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm phát triển theo hướng hội nhập và ngày càng đa dạng, từng bước hình thành trung tâm vùng trên một số lĩnh vực.
VI. Định hướng phát triển
Định hướng phát triển không gian đô thị: Đến 2020 sẽ mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh với quy mô đến 250 km2 bao gồm cả thị xã Cửa Lò, thị trấn Quán Hành, thị trấn Hưng Nguyên và một số xã huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên; trong đó khu vực đô thị sẽ mở rộng trên 100km2. Vinh sẽ là một trong những thành phố ven biển của cả nước.
Định hướng phát triển không gian đô thị: Đến 2020 sẽ mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh với quy mô đến 250 km2 bao gồm cả thị xã Cửa Lò, thị trấn Quán Hành, thị trấn Hưng Nguyên và một số xã huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên; trong đó khu vực đô thị sẽ mở rộng trên 100km2. Vinh sẽ là một trong những thành phố ven biển của cả nước.
Về kinh tế: Xây dựng thành phố Vinh phát triển nhanh và bền vững; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sạch, các ngành dịch vụ có lợi thế; chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giữ vững và ổn định chính trị - xã hội, xứng tầm là đô thị loại I, trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ.
Một số chỉ tiêu chủ yếu thời kỳ 2011-2015:
- Tăng trưởng kinh tế (GDP) với tốc độ 16 - 17 %/năm.
- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 92 - 94 triệu đồng/người/năm.
- Tỷ trọng GDP ngành dịch vụ đến năm 2015 chiếm 57 - 58 %, công nghiệp 41 - 42 %, nông nghiệp 0.5 - 1 %
- Duy trì nhịp độ tăng dân số tự nhiên ở mức < 7,2 ‰
- Tạo việc làm mới khoảng 5.000 - 5.500 người/năm
- Tỷ lệ hộ nghèo < 1,5%
- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 92 - 94 triệu đồng/người/năm.
- Tỷ trọng GDP ngành dịch vụ đến năm 2015 chiếm 57 - 58 %, công nghiệp 41 - 42 %, nông nghiệp 0.5 - 1 %
- Duy trì nhịp độ tăng dân số tự nhiên ở mức < 7,2 ‰
- Tạo việc làm mới khoảng 5.000 - 5.500 người/năm
- Tỷ lệ hộ nghèo < 1,5%
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét