Huyện Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam, phần lớn diện tích ở tả ngạn sông Lam và một phần ở hữu ngạn sông Lam. Diện tích khoảng 293,90 km2, kéo dài từ 18o 34’ đến 18o 47’ vĩ bắc và trải rộng từ 105o 24’ đến 105o 37’ kinh đông, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 48%, còn nữa là đất lâm nghiệp và đồi núi, ao hồ. Dân số là 159.000 người.
Huyện Nam Đàn, phía đông giáp huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc, phía Tây giáp huyện Thanh Chương, phía Bắc giáp huyện Đô Lương, phía Nam giáp huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Huyện lỵ của Nam Đàn đóng ở thị trấn Nam Đàn, trên đường quốc lộ 46 Vinh - Đô Lương, cách thành phố Vinh 21 km về phía Đông.
Huyện Nam Đàn, phía đông giáp huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc, phía Tây giáp huyện Thanh Chương, phía Bắc giáp huyện Đô Lương, phía Nam giáp huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Huyện lỵ của Nam Đàn đóng ở thị trấn Nam Đàn, trên đường quốc lộ 46 Vinh - Đô Lương, cách thành phố Vinh 21 km về phía Đông.
Hoa Sen Quê Bác
Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn khá là khắc nghiệt. Hằng năm mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2.228 mm, thấp nhất là 1.402 mm, trung bình là 1.428 mm. Bão lụt thường xảy ra vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, gây úng lụt trên diện tích rộng, có lúc kéo dài trong một thời gian dài.
Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn đã được mô tả tóm tắt và khá đúng trong 4 câu thơ chữ Hán sau đây của Hoàng giáp Bùi Huy Bích (1744 - 1818) ghi trong Nghệ An thi tập của ông khi ông làm Đốc đồng trấn Nghệ An (1777 - 1781) dưới thời vua Lê Hiển Tông:
Hạ lai phong tự hỏa
Thu khứ vũ như ma
Thập nguyệt giang hoàn lạo
Trùng cửu cúc vị hoa
Dịch thơ:
Hè đến gió Lào như lửa đốt
Thu qua mưa phùn lấm tấm sa
Tháng mười sông còn tràn nước lũ
Mồng 9 tháng 9 cúc chưa nở hoa
Tuy thế, Nam Đàn vẫn là vùng địa linh nhân kiệt xưa nay với trùng lai danh thắng địa. Nam Đàn như bức thiên hoạ tuyệt mỹ với nhiều thắng cảnh tạo nguồn cảm hứng của thi ca. Gần 300 năm trước, khi lên chùa Đại Tuệ trên núi Đại Huệ, Hoàng giáp Bùi Huy Bích tức cảnh:
"Đá nhỏ xếp vòng tới đỉnh cao
Đất trời vời vợi dạ nao nao
Trời dăng rặng núi như xoè cánh
Đất nắn dòng sông giống uốn câu
Đường núi xuyên cây, sư khinh hổ
Roi tre gánh cỏ, trẻ lùa trâu
Rất yêu Giếng đá luôn đầy nước
Sâu chỉ bằng lu múc hết đâu”
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp lên núi Thiên Nhẫn cũng tạc vào thời gian mấy câu:
"Chiu chít liền những núi,
Trông như ngựa chạy vòng
Miền nam mờ ngọn núi,
Cõi bắc uốn khúc sông.
Bóng chùa Thiên Nhẫn ánh
Suối vọt Lục Niên kề
Tùng cúc nay còn đó
Phong trần vẫn chưa về...".
Xưa nay người đời cho rằng khí thiêng sông núi ấy của Nam Đàn đã tạo nên những nhân vật kiệt xuất như Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... cùng nhiều tên tuổi khác.
Trong "Đại Nam nhất thống chí" có ghi: Nam Đàn có núi cao sông sâu nên xuất hiện nhiều người văn võ kiêm toàn; còn Bùi Dương Lịch nhà "Nghệ học" thế kỷ 18 viết: “Huyện Đông Thành và huyện Nam Đường vĩ nhân đã nhiều, mà khí tiết cũng thiên về mặt Cương Cường Quả Cảm”.
Sông núi Nam Đàn - một phần máu thịt của giang sơn gấm vóc Việt Nam - nơi cắt rốn chôn nhau và nuôi dưỡng cậu bé Nguyễn Sinh Cung từ thuở ấu thơ - đã góp phần to lớn trong việc hình thành tình cảm, cốt cách, tư tưởng của Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh sau này. Nam Đàn là một trong những cái rốn của nghìn năm khoa cử nơi xứ Nghệ, đã góp cho đất nước 38 vị đại khoa cốt cách thanh cao, trí tuệ uyên thâm, được người đời trọng phục mà ta có thể dễ dàng kể tên như Trạng nguyên Trương Xán đời Trần, Thám hoa Nguyễn Đức Đạt, Thám hoa Nguyễn Văn Giao đời Nguyễn…
Hippolyte Le peton - nguyên Hiệu trưởng Quốc học Vinh đầu thế kỷ XX - đã viết về xứ Nghệ trong đó có Nam Đàn: "Nghệ Tĩnh trong tất cả mọi thời đại, từ cổ đại cho đến ngày nay là một cái lò phản kháng và là một cái lò trí thức về truyền thống văn hoá" (Le Nghe Tinh fut de tous temps – de l’antiquité à nos jours – un foyer de rebellion et un foyer intellectuel en ce qui concerne la tradition culturelle). Nam Đàn là tinh hoa của cái lò trí thức truyền thống văn hoá ấy.
Đúng như lời nhận xét trên, nhân dân Nam Đàn mang trong máu của mình tính chất của con người xứ Nghệ là cương cường, quả cảm, tiết tháo, trung thực, sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa. Cũng như nhân dân Nghệ Tĩnh, hàng ngàn năm nay nhân dân Nam Đàn không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực mà luôn chống lại mọi sự bất công. Nhân dân Nam Đàn đã nêu cao tinh thần phấn nghĩa cứu nước, cứu dân và đã sinh ra các anh hùng lỗi lạc như Mai Thúc Loan ở thiên niên kỷ đầu, Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh ở thiên niên kỷ thứ XX. Ba vị anh hùng nổi tiếng tron lịch sử Việt Nam này đã làm rạng rỡ cho núi sông Việt Nam, đem lại vinh dự cho nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Nam Đàn nói riêng.
Mồ hôi của các thế hệ cư dân đã kiến tạo trên vùng đất này nhiều làng nghề nổi tiếng: Làng mộc nề Nam Hoa, làng rèn Quy Chính, làng tương Tự Trì, làng nón Đông Liệt, các làng dệt Xuân Hồ - Xuân Liễu - Tầm Tang; làng nồi đồng Bố Ân, Bố Đức; làng gạch ngói Hữu Biệt; làng dầu bông, dầu lạc Đan Nhiệm v.v...
Câu ca:
Thứ nhất Nghi môn Tam Tanh
Thứ nhì là cảnh Yên Quỳnh
Thứ ba là đình Nam Hoa
Ở đây đã lưu giữ kết quả sáng tạo trong kiến trúc chùa chiền của cư dân Nam Đàn. Giờ đây Nghi môn Tam Tanh (đền vua Bà) ở xã Hùng Tiến dẫu đã bị thời gian tàn huỷ, song nó mãi là công trình quy mô về kiến trúc, đặc sắc về giá trị nghệ thuật. Đình Nam Hoa là 4 ngôi đình nổi tiếng của 4 làng phía hữu ngạn sông Lam gồm: Dương Liễu, Đông Sơn, Hoành Sơn, Trung Cần, trong đó đình Hoành Sơn (thuộc xã Khánh Sơn) và đình Trung Cần (thuộc xã Nam Trung) đã được Bộ VH - TT cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hoá Quốc gia. Hai đình này đều bằng gỗ, được giới chuyên môn liệt vào bậc nhất trong hệ thống chùa chiền ở miền Trung. Tại xã Hồng Long còn lưu giữ phế tích Tháp Nhãn có từ thế kỷ thứ VII, xây bằng đất nung với kỹ thuật lắp ghép hết sức độc đáo. Sinh hoạt văn hoá văn nghệ của cư dân Nam Đàn từ cổ xưa khá phong phú. Cũng như chè xanh vùng Đại Huệ nổi tiếng thơm ngon - đặc trưng cho văn hoá ẩm thực xứ Nghệ, những làn điệu ví phường vải, ví dặm đò đưa lại là đặc sản tinh thần của người Nam Đàn với âm hưởng mượt mà trong sáng, đề cao tiết tháo đạo lý truyền thống:
Con ơi mẹ dặn câu này
Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm
Làm người đói sạch rách thơm
Công danh là nợ nước non phải đền...
Trong các lễ hội lớn như lễ hội đình Hoành Sơn, lễ hội đền Mai Hắc Đế, lễ rước hến Thanh Đàm v.v... người Nam Đàn còn lưu giữ những tập tục độc đáo mang tính thượng võ, trong những năm gần đây trên vùng đất này hình thành thêm Lễ hội Làng Sen trước và trong dịp 19.5 nhân ngày sinh của Danh nhân Văn hoá thế giới Hồ Chí Minh.
Bước sang thiên niên kỷ thứ 3 là thời kỳ xây dựng một nước Việt Nam hiện đại về khoa học kỹ thuật, giàu mạnh về kinh tế, văn minh và công bằng trong đời sống tinh thần và vật chất, hy vọng núi sông Nam Đàn sẽ lại sản sinh ra nhiều vị anh hùng, nhiều nhà khoa bảng lỗi lạc của thời đại mới để nối tiếp xứng đáng với truyền thống tốt đẹp hàng nghìn năm của quê hương mà tổ tiên, ông cha chúng ta đã để lại.
Xin được tóm tắt lịch sử Nam Đàn trong bài thơ Đường sau:
Nam Đàn đất rộng có là bao!
Lịch sử nghìn năm đáng tự hào
Thịnh, Nhạn, Nam, Thanh nhiều sử tích
Hoành, Trung, Hồ, Liễu lắm vì sao.
Anh hùng xuất chúng Mai, Phan, Nguyễn,
Khoa bảng lừng danh Xán, Đạt, Giao!
Truyền thống anh hùng và học giỏi,
Mong rằng hậu tiến mãi giương cao./.
Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn đã được mô tả tóm tắt và khá đúng trong 4 câu thơ chữ Hán sau đây của Hoàng giáp Bùi Huy Bích (1744 - 1818) ghi trong Nghệ An thi tập của ông khi ông làm Đốc đồng trấn Nghệ An (1777 - 1781) dưới thời vua Lê Hiển Tông:
Hạ lai phong tự hỏa
Thu khứ vũ như ma
Thập nguyệt giang hoàn lạo
Trùng cửu cúc vị hoa
Dịch thơ:
Hè đến gió Lào như lửa đốt
Thu qua mưa phùn lấm tấm sa
Tháng mười sông còn tràn nước lũ
Mồng 9 tháng 9 cúc chưa nở hoa
Tuy thế, Nam Đàn vẫn là vùng địa linh nhân kiệt xưa nay với trùng lai danh thắng địa. Nam Đàn như bức thiên hoạ tuyệt mỹ với nhiều thắng cảnh tạo nguồn cảm hứng của thi ca. Gần 300 năm trước, khi lên chùa Đại Tuệ trên núi Đại Huệ, Hoàng giáp Bùi Huy Bích tức cảnh:
"Đá nhỏ xếp vòng tới đỉnh cao
Đất trời vời vợi dạ nao nao
Trời dăng rặng núi như xoè cánh
Đất nắn dòng sông giống uốn câu
Đường núi xuyên cây, sư khinh hổ
Roi tre gánh cỏ, trẻ lùa trâu
Rất yêu Giếng đá luôn đầy nước
Sâu chỉ bằng lu múc hết đâu”
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp lên núi Thiên Nhẫn cũng tạc vào thời gian mấy câu:
"Chiu chít liền những núi,
Trông như ngựa chạy vòng
Miền nam mờ ngọn núi,
Cõi bắc uốn khúc sông.
Bóng chùa Thiên Nhẫn ánh
Suối vọt Lục Niên kề
Tùng cúc nay còn đó
Phong trần vẫn chưa về...".
Xưa nay người đời cho rằng khí thiêng sông núi ấy của Nam Đàn đã tạo nên những nhân vật kiệt xuất như Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... cùng nhiều tên tuổi khác.
Trong "Đại Nam nhất thống chí" có ghi: Nam Đàn có núi cao sông sâu nên xuất hiện nhiều người văn võ kiêm toàn; còn Bùi Dương Lịch nhà "Nghệ học" thế kỷ 18 viết: “Huyện Đông Thành và huyện Nam Đường vĩ nhân đã nhiều, mà khí tiết cũng thiên về mặt Cương Cường Quả Cảm”.
Sông núi Nam Đàn - một phần máu thịt của giang sơn gấm vóc Việt Nam - nơi cắt rốn chôn nhau và nuôi dưỡng cậu bé Nguyễn Sinh Cung từ thuở ấu thơ - đã góp phần to lớn trong việc hình thành tình cảm, cốt cách, tư tưởng của Danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh sau này. Nam Đàn là một trong những cái rốn của nghìn năm khoa cử nơi xứ Nghệ, đã góp cho đất nước 38 vị đại khoa cốt cách thanh cao, trí tuệ uyên thâm, được người đời trọng phục mà ta có thể dễ dàng kể tên như Trạng nguyên Trương Xán đời Trần, Thám hoa Nguyễn Đức Đạt, Thám hoa Nguyễn Văn Giao đời Nguyễn…
Hippolyte Le peton - nguyên Hiệu trưởng Quốc học Vinh đầu thế kỷ XX - đã viết về xứ Nghệ trong đó có Nam Đàn: "Nghệ Tĩnh trong tất cả mọi thời đại, từ cổ đại cho đến ngày nay là một cái lò phản kháng và là một cái lò trí thức về truyền thống văn hoá" (Le Nghe Tinh fut de tous temps – de l’antiquité à nos jours – un foyer de rebellion et un foyer intellectuel en ce qui concerne la tradition culturelle). Nam Đàn là tinh hoa của cái lò trí thức truyền thống văn hoá ấy.
Đúng như lời nhận xét trên, nhân dân Nam Đàn mang trong máu của mình tính chất của con người xứ Nghệ là cương cường, quả cảm, tiết tháo, trung thực, sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa. Cũng như nhân dân Nghệ Tĩnh, hàng ngàn năm nay nhân dân Nam Đàn không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực mà luôn chống lại mọi sự bất công. Nhân dân Nam Đàn đã nêu cao tinh thần phấn nghĩa cứu nước, cứu dân và đã sinh ra các anh hùng lỗi lạc như Mai Thúc Loan ở thiên niên kỷ đầu, Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh ở thiên niên kỷ thứ XX. Ba vị anh hùng nổi tiếng tron lịch sử Việt Nam này đã làm rạng rỡ cho núi sông Việt Nam, đem lại vinh dự cho nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Nam Đàn nói riêng.
Mồ hôi của các thế hệ cư dân đã kiến tạo trên vùng đất này nhiều làng nghề nổi tiếng: Làng mộc nề Nam Hoa, làng rèn Quy Chính, làng tương Tự Trì, làng nón Đông Liệt, các làng dệt Xuân Hồ - Xuân Liễu - Tầm Tang; làng nồi đồng Bố Ân, Bố Đức; làng gạch ngói Hữu Biệt; làng dầu bông, dầu lạc Đan Nhiệm v.v...
Câu ca:
Thứ nhất Nghi môn Tam Tanh
Thứ nhì là cảnh Yên Quỳnh
Thứ ba là đình Nam Hoa
Ở đây đã lưu giữ kết quả sáng tạo trong kiến trúc chùa chiền của cư dân Nam Đàn. Giờ đây Nghi môn Tam Tanh (đền vua Bà) ở xã Hùng Tiến dẫu đã bị thời gian tàn huỷ, song nó mãi là công trình quy mô về kiến trúc, đặc sắc về giá trị nghệ thuật. Đình Nam Hoa là 4 ngôi đình nổi tiếng của 4 làng phía hữu ngạn sông Lam gồm: Dương Liễu, Đông Sơn, Hoành Sơn, Trung Cần, trong đó đình Hoành Sơn (thuộc xã Khánh Sơn) và đình Trung Cần (thuộc xã Nam Trung) đã được Bộ VH - TT cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hoá Quốc gia. Hai đình này đều bằng gỗ, được giới chuyên môn liệt vào bậc nhất trong hệ thống chùa chiền ở miền Trung. Tại xã Hồng Long còn lưu giữ phế tích Tháp Nhãn có từ thế kỷ thứ VII, xây bằng đất nung với kỹ thuật lắp ghép hết sức độc đáo. Sinh hoạt văn hoá văn nghệ của cư dân Nam Đàn từ cổ xưa khá phong phú. Cũng như chè xanh vùng Đại Huệ nổi tiếng thơm ngon - đặc trưng cho văn hoá ẩm thực xứ Nghệ, những làn điệu ví phường vải, ví dặm đò đưa lại là đặc sản tinh thần của người Nam Đàn với âm hưởng mượt mà trong sáng, đề cao tiết tháo đạo lý truyền thống:
Con ơi mẹ dặn câu này
Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm
Làm người đói sạch rách thơm
Công danh là nợ nước non phải đền...
Trong các lễ hội lớn như lễ hội đình Hoành Sơn, lễ hội đền Mai Hắc Đế, lễ rước hến Thanh Đàm v.v... người Nam Đàn còn lưu giữ những tập tục độc đáo mang tính thượng võ, trong những năm gần đây trên vùng đất này hình thành thêm Lễ hội Làng Sen trước và trong dịp 19.5 nhân ngày sinh của Danh nhân Văn hoá thế giới Hồ Chí Minh.
Bước sang thiên niên kỷ thứ 3 là thời kỳ xây dựng một nước Việt Nam hiện đại về khoa học kỹ thuật, giàu mạnh về kinh tế, văn minh và công bằng trong đời sống tinh thần và vật chất, hy vọng núi sông Nam Đàn sẽ lại sản sinh ra nhiều vị anh hùng, nhiều nhà khoa bảng lỗi lạc của thời đại mới để nối tiếp xứng đáng với truyền thống tốt đẹp hàng nghìn năm của quê hương mà tổ tiên, ông cha chúng ta đã để lại.
Xin được tóm tắt lịch sử Nam Đàn trong bài thơ Đường sau:
Nam Đàn đất rộng có là bao!
Lịch sử nghìn năm đáng tự hào
Thịnh, Nhạn, Nam, Thanh nhiều sử tích
Hoành, Trung, Hồ, Liễu lắm vì sao.
Anh hùng xuất chúng Mai, Phan, Nguyễn,
Khoa bảng lừng danh Xán, Đạt, Giao!
Truyền thống anh hùng và học giỏi,
Mong rằng hậu tiến mãi giương cao./.
Huyện Đoàn Huyện Nam ĐànĐịa chỉ: Thị trấn Nam Đàn - Huyện Nam Đàn – Tỉnh Nghệ AnĐiện thoại: 0383.822.291 - Hotline: 0989.455.359Email: huyendoannamdan@gmail.com - Website: http://huyendoannamdan.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét